Theo
lý thuyết quân sự cũng như những bài thuyết giảng của các giáo sư
trường Cao Ðẳng Quốc Phòng, Chỉ Huy & Tham Mưu Quân Lực Hoa Kỳ thì
điều kiện cần và đủ để một quốc gia có khả năng tiến hành một cuộc
chiến tranh nguyên tử hay chịu đựng sự tấn công của loại vũ khí giết
người hàng loạt nói trên, tiên quyết đòi hỏi quốc gia đó phải hội đũ 3
yếu tố quyết định quan trọng như sau: đất rộng, người đông, tài nguyên
thiên nhiên nhiều. Hiện tại qua thống kê của quyển Britannica Almanac
2004, Hoa Kỳ đã có thừa các điều kiện kể trên.
I-/ Ưu Thế Của Hoa Kỳ:
Là
một quốc gia rộng lớn, Hoa Kỳ có diện tích xác định mới nhất là
3,536,278 dặm vuông (sq mi), hay 9,158,918 cây số vuông (km2); được bảo
vệ bởi 2 đại dương bao la: phía tây là Thái Bình Dương và phía đông là
Ðại Tây Dương; phần biên giới phía bắc cũng như nam của Hoa Kỳ đều tiếp
giáp với 2 nước mà từ kinh tế đến quân sự không đáng kể, nếu không nói
là yếu như Mexico.
Với
nhân số 300 triệu dân, có trong tay đầy các bộ óc phát minh và kỹ thuật
cao, hiện đang dẫn đầu kinh tế thế giới với lợi tức đầu người là
$35,060/năm (per capita); thêm vào đó Hoa Kỳ lại có một sức mạnh quốc
phòng quá lớn; nếu đem so sánh thì hố ngăn cách giữa Hoa Kỳ và các nước
mạnh khác trên thế giới cảm thấy chóng mặt: nội chi tiêu quốc phòng năm
2003 là $ 379 tỉ, không kể $80 tỉ dành cho chiến tranh Iraq, như vậy đã
nhiều hơn ngân sách quốc phòng của 15 nước mạnh nhất trên thế giới cộng
lại.(1) Lịch sử nhân loại chưa bao giờ có một khoảng cách biệt về chi
tiêu quân sự khủng khiếp đến thế và càng thấy sợ hơn nếu biết rõ là sức
mạnh đó mới chỉ mua với một giá là 3.5% của tổng sản lượng quốc gia.
Dựa vào các khả năng trên, ông Bộ trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld
trong năm 2003 đã tuyên bố, Hoa Kỳ có thể cùng lúc khởi động 2 cuộc
chiến tranh rưởi (2.1/2). Với nhiều yếu tố nói trên cộng lại đã đưa Hoa
Kỳ lên địa vị siêu cường duy nhất và tối thượng hiện nay.
*-/ Hành trình để trở thành một siêu cường.
Ðến
nay, chưa có được đọc một tạp chí hay một tài liệu chính thức nào đề
cập đến các chi tiết liên quan đến tiến trình khiến Hoa Kỳ, một quốc
gia chỉ mới lập quốc có hơn 200 năm; từ một lãnh thổ thuộc địa của Ðế
Quốc Anh, tách hẳn ra khỏi “mẫu quốc” rồi trở thành một quốc gia, siêu
cường, và sau chiến tranh lạnh, khi Liên Xô cùng khối cộïng sản quốc tế
sụp đổ thì Hoa Kỳ đã trở thành một ngôi vị có thể gọi là độc tôn,“chúa
tể” trên địa cầu; may nhờ các buổi sinh hoạt thường kỳ, với nhiều tài
liệu phong phú của các diễn giả là những nhà chính trị hay sử gia của
Hội Cựu Chiến Binh Mỹ, chúng tôi tạm biết được tiến trình mà Thế Siêu
Quyền Lực (TSQL) Hoa Kỳ, gồm nhiều bộ óc siêu đẳng của thế lực tư bản
đứng trên, và bao trùm tất cả xu hướng chính trị Mỹø đã hình thành kế
hoạch đưa Hoa Kỳ lên địa vị “chúa tể” qua 4 giai đoạn như sau: -phối
hợp thế lực đồng minh để diệt các chế độ Quốc Xã-Phát Xít-Quân Phiệt
thường gọi Phát Xít - Dùng Cộng Sản diệt chế độ thực dân - Sử dụng cộng
sản đánh cộng sản - Ngăn chận bất cứ cường quốc nào có tham vọng cạnh
tranh muốn lật đổ ngôi vị bá chủ của Mỹ.
a-) Giai đoan một: Sử dụng đồng minh diệt Phát-xít:
Theo
các sử gia, thì Hoa Kỳ mãi cho đến đời Tổng thống Franklin Delano
Roosevelt (1933-1945), tổng thống thứ 32, mặc dầu thế chiến thư II đã
bộc phát dữ dội, nhưng phần lớn dân chúng Mỹ còn ngại không muốn tham
chiến, chỉ muốn trở lại chủ thuyết Biệt Lập của Tổng thống Monroe
(1817-1825).
Trước
tình trạng đó, TSQL đã dàn dựng nhiều biến cố trong đó có vụ Hải Quân
Nhật bất thình lình tấn công Pearl Harbor rạng ngày chủ nhật 7-12-1941
khiến gần 5 ngàn quân nhân Mỹ vừa bị thương và tử trận; một số lớn tàu
chiến thuộc hạm đội Thái Bình Dương Mỹ bị loại ra khỏi vòng chiến.
Trước cái tang và mất mát quá lớn đáng lẽ mọi người lo buồn, thế nhưng
một số sĩ quan Hải quân Mỹ do biết được động cơ thúc đẩy Hoa Kỳ tham
chiến đã đánh diện gửi Nhật hoàng diễu, “cám ơn Nhật hoàng đã phá hủy
giùm Hải quân Hoa Kỳ một đống sắt vụn ở Pearl Harbor” ý họ muốn chê các
tàu chiến của Mỹ lúc đó quá cũ cần hủy đi để sản xuất tàu mới tối tân
hơn. Có thể nói thảm họa Pearl Harbor chính là cơ hội khiến dân Mỹ đồng
lòng ủng hộ chính phủ Hoa Kỳ nhảy vào vòng chiến. Với đầy đủ nhân-tài
và vật lực đã chuẩn bị sẵn, chính quyền của Tổng thống F.D. Roosevelt
và vị kế nhiệm là Tổng thống Harry Truman (1945-1953) viện trợ tối đa
giúp các nước Âu-Á, kểâ cả Liên Xô, giải phóng Châu Âu, Châu Á không
những thoát khỏi khối Trục mà còn diệt luôn chúng.
b- ) Giai đoạn hai: Dùng Cộng sản diệt chế độ Thực dân
Hoa
Kỳ vốn chủ trương không chấp nhận chế độ thực dân; vì thế đợi lúc cuộc
phản công chống khối Trục đang trên đà thắng lợi; qua các hội nghị
Cairo năm 1943, Yalta năm 1945, với sựï đồng ý ngầm của Liên Xô, Hoa Kỳ
đã buộc các nước đế quốc như Anh, Pháp, Bồ, Tây Ban Nha, Bỉ và Hòa Lan
phải trao trả độc lập cho các nước thuộc địa ngay khi thế chiến thứ II
chấm dứt. Các phong trào cộng sản thế giới do đó đã tích cực hoạt động
ở địa phương và cũng được yểm trợ như một lực lượng chống Trục. Riêng
tại Ðông Dương, đặc biệt là Việt Nam trong buổi đầu Hoa Kỳ đã giúp CSVN
đương đầu với thực dân Pháp, mặt khác Hoa Kỳ lại là nước “ân nhân” viện
trợ cho Pháp, giúp bọn nầy cố tình tái lập thuộc địa lỗi thời mà TSQL
ước đoán thế nào cũng bị bại vong. Trên danh nghĩa Hoa Kỳ và Pháp vẫn
là đồng Minh chống cộng sản.
Ai
cũng biết CSVN là con đẻ của Liên Xô, mà việc Hoa Kỳ yểm trợ Hồ Chí
Minh trong ngày đầu ắt là có sự đồng thuận của ông trùm cộng sản
Stalin, vì thế Liên Xô đã yên tâm phát triển lực lượng cộng sản trên
toàn thế giới để chống lại chế độ thực dân. Các chế độ thực dân tuy quá
cay đắng khi rõ sự kiện nầy, nhưng buộc phải đứng hẳn vào chiến tuyến
của Hoa Kỳ. Từ là một đồng minh trong chiến tranh chống Trục, Hoa Kỳ đã
trở thành vị thế lãnh đạo quân sự từ Âu sang Á, từ khối NATO, SEATO đến
ANZUS vừa để chấm dứt chế độ thực dân và vừa chuẩn bị chống cộng sản
trên toàn thế giới.
c- ) Giai đoạn ba: Vận dụng cộng sản để tiêu diệt cộng sản
Muốn
dẹp bỏ khối cộng sản trở nên thế độc tôn, Hoa Kỳ từng bước tìm cách xé
khối cộng sản thế giới ra làm 2 mảnh. Ðễ hoàn thành kế hoạch đó, không
gì hơn là lợi dụng chiến trường Việt Nam: Bắc cộng sản; Nam quốc gia;
tạo cho hai bên đánh nhau. Với các cao thủ thượng thừa, Hoa Kỳ đã dùng
“Thế” đẩy hẳn CSVN đi với Liên Xô để chống lại Trung Cộng (TC). Sau
nhiều đợt đẩy đi kéo lại; cuối cùng Lê Duẩn, Tổng Bí Thư đảng CSVN đã
ký với Brehnev, Tổng Bí Thư đảng CS Liên Xô bản “Hiệp Ước An Ninh Toàn
Diện”, tức CSVN đã xác định dứt khoát bỏ rơi TC, khiến nước nầy nguyền
rũa CSVN là bọn “vong ơn bội nghĩa”; Bắc Kinh liền ra lệnh cho Khmer Ðỏ
đánh phá vùng Tây Nam Việt Nam, Liên Xô vội ào ạt đổ tiền và võ khí cho
VC, xúi chúng làm cái được gọi là “Nghĩa Vụ Quốc Tế” đánh chiếm Nam
Vang; Ðặng Tiểu Bình của TC giận dữ thề cho VC một bài học. Cuộc chiến
tranh biên giới Hoa-Việt nổ ra năm 1979 khiến đôi bên bị thấm đòn quá
nặng, nhưng kẻ bị đau nặng hơn lại là Liên Xô, bị thiệt hại gấp bội.
Về
sau, khi thấm đòn do tham vọng muốn đánh thắng và chạy đua vũ trang với
Mỹ đểø đè bẹp Tàu đỏ khắp nơi làm cho Liên Xô kiệt quệ về mọi mặt; lãnh
tụ Gorbachev của Liên Xô đành phải thay đổi chính sách bằng cách “Ðổi
Mới; Mở Cửa”, tài giảm binh bị, đối thoại hòa bình với Hoa Kỳ; tháo
chạy khỏi Afghanistan và buông thả các nước đàn em Ðông Âu; cuối cùng
thì bị đảo chánh buộc phải giải tán Liên Bang Xô Viết. Thế giới cộng
sản biến mất và chỉ còn lại 4 nước cộng sản gồm: Trung Cộng, Bắc Hàn ,
Việt Nam và Cu Ba.
d- ) Giai đoạn bốn: Ngăn chận bất cứ ai muốn chiếm vị thế “thượng tôn” của Mỹ.
Sau
chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Hoa Kỳ trong một cuộc chiến ngắn hạn
chỉ “100 giờ” đã đánh bại Iraq màø số thương vong không quá 100 người;
trên đà chiến thắng tổng thống George H. Bush (Bush cha) đã lệnh cho
Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng lúc đó là tiến sĩ Paul D Wolfowitz đặc trách
về các vấn đề chính trị vạch ra một kế hoạch mới nhằm ngăn chặn bất cứ
quốc gia nào manh nha trổi đầu lên muốn qua mặt để tranh lấy địa vị độc
tôn của Hoa Kỳ.
Trong
những trang đầu kế hoạch đã hé lộ:”Thuyết phục các đối thủ không nên
bất thần hoặc có khát vọng nhằm đóng vai trò quan trọng. ..hơn Hoa Kỳ:”
Kế hoạch còn viết rõ:”Ðịa vị siêu quyền độc nhất đòi hỏi có một thực
lực quân sự khả dĩ làm nản lòng bất cứ một quốc gia hay một nhóm quốc
gia nào muốn manh nha chống lại quyền lợi của Hoa Kỳ”. Tóm tắt là muốn:
“giữ gìn một nền bá chủ độc chiếm – và bao hàm luôn một khả năng can
thiệp thường trực ở bất cứ nơi nào trên thế giới.”
Ngoài
ra, một tài liệu quan trọng khác, “The Future of the American Pacifier”
đăng tải trên Foreign Affairs September-October 2001 Ngũ Giác Ðài viết:
“Mục tiêu thứ nhất của ta là phải tập trung vào việc ngăn chận sự trỗi
dậy của bất cứ cường quốc nào có triễn vọng trở thành kẻ cạnh tranh với
ta trong tương lai” tất cả đều nhằm mục đích: “Duy trì nghiêm nhặt địa
vị siêu cường độc nhất của Hoa Kỳ trên toàn thế giới”(2), được ông Thứ
trưởng Quốc Phòng Paul D Wolfowitz đem ra ứng dụng vào nhiệm kỳ của
Tổng thống George W. Bush (Bush con); trắc nghiệm ngay vào vụ đụng độ
giữa chiếc máy bay không thám gián điệp Hoa Kỳ EP-3 và phản lực cơ
chiến đấu F-8 của TC trên đảo Hải Nam vào ngày 24-1-01. Trong cuốn
video được chiếu lại cho thấy, mặc dù phi cơ 4 động cơ cánh quạt Mỹ bị
phi cơ chiến đấu phản lực TC nhiều lần cảnh cáo là vi phạm không phận
Trung Quốc, nhưng chiếc EP-3 vẫn bất chấp, tiếp tục bay theo lộ trình
và không ngần ngại “vẩy cánh” khiến chiếc F-8 phải rơi xuống biển và
phi công TC bị vong mạng.
Biến
cố trên xảy ra khi tổng thống Hoa Kỳ Georg W. Bush vừa đi dự hội nghị
APEC ở Thượng Hải về, chưa kịp cởi chiếc áo gấm của Giang Trạch Dân
tặng, lờ đi, không cần đếm xỉa việc TC đòi Mỹ phải xin lỗi; lại phái 2
mẫu hạm tiến gần Hoa Lục để chứng minh vị thế “siêu cường” đồng thời
“cảnh báo” Hoa Lục, là Hoa Kỳ chỉ công nhận hải phận quốc tế của TC là
3 hải lý, chứ không phải 12 hải lý như họ tự ý đặt ra trong năm 1958;
ngoài ra ngầm báo cho Bắc Kinh rõ:”Liệu hồn đấy nhé, sẽ ốm đòn nếu muốn
chơi ngang, tìm cách cưa chân chiếc ghế thượng tôn của Mỹ.” Ðến đây mở
màn cho kế hoạch của giai đoạn 4: Hoa Kỳ lo củng cố vị thế độc tôn của
mình.
Kể
từ đó không còn bị ai ràng buộc, Hoa Kỳ dưới quyền lãnh đạo của tổng
thống George W. Bush đã chọn đường lối Ðơn Phương Hành động, tức tự xem
được ưu tiên trong việc tự do lựa chọn; tất cả những gì không phù hợp
với Mỹ đều bị gạt bỏ: từ hiệp ước đa phương Kyoto về môi sinh đến tổ
chức Tòa án Hình Sự quốc tế, ngay cả luật pháp quốc tế, kể cả Liên Hiệp
Quốc. Quyền lợi của Mỹ là tối thượng, với ông Bush, nước Mỹ không công
nhận một cung cách quản trị cộng đồng nào khác, bởi vì trên đầu nước Mỹ
chỉ có cờ Mỹ tung bay. Từ đó thế giới bắt đầu khiếp sợ cái sức mạnh của
Mỹ!
II-/ Nhược Ðiểm Của Hoa Kỳ
Hai
yếu tố sau đây khiến Hoa Kỳ bị suy yếu: Một là phong trào chống Mỹ nổ
ra khắp nơi; thứ đến là các “Tử Huyệt” mà đối thủ biết khai thác sẽ
“hạ” Mỹ với những phương tiện tầm thường nhứt.
* -/ Phong trào chống Mỹ nổ ra khắp nơi:
Trên
chính trường quốc tế, hễ có sức mạnh thì có phản ứng chống lại sức
mạnh; Hoa Kỳ đang ở vị thế bá chủ, ắt cũng tạo mầm mống hủy diệt ngôi
vị bá chủ. Lịch sử Âu châu từng chứng minh: Ðế quốc Habsburg triều
Charles V của Tây Ban Nha, Napoleon của Pháp, Hitler của Ðức và xứ mà
“mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc” của Anh; nhưng đã có mấy chế
độ giữ được vị thế đó mãi, thế thì liệu Hoa Kỳ có tránh được không?. Do
xu thế tất yếu, Hoa Kỳ cũng bị tứ phía chống đối, đặc biệt từ khi Hoa
Kỳ đơn phương tấn công Irak mà không cần có quyết định của Liên Hiệp
Quốc thì phong trào chống Mỹ đã bùng nổ và lan tràn nhanh chóng khắp
nơi trên thế giới.
Tùy
hoàn cảnh, quyền lợi và ý thức hệ mà mỗi phe chống Mỹ theo một kiểu
cách khác nhau; nói chung, tất cả đều không chấp nhận Thế Ðơn Cực, tức
vị trí “siêu cường độc nhất” của Hoa Kỳ hiện nay, rồi cấu kết nhau
“Chơi Mỹ “ xã láng để mưu tìm “Thế Ða Cực”.
Dưới đây là sự chống Mỹ từ Khối: Âu Châu, Hồi Giáo Cực Ðoan, Châu Mỹ La Tinh.
a-) Từ khối Âu Châu:
Thật
quá ngỡ ngàng khi thấy Âu Châu tìm cách phá Mỹ mà họ quên rằng trước
đây trong thế chiến thứ II nếu không có xương máu của Hoa Kỳ thì Châu
Âu còn bị chế độ Ðức Quốc Xã chiếm đóng, và nếu dân Mỹ không mở lòng
nghĩa hiệp ào ạt đổ tiền ra giúp đở tái thiết theo “Kế Hoạch Marshalls”
thì toàn dân Châu Âu trong đó có nước Ðức còn đói dài chớ vội nói chi
đến chuyện tranh bá đồ vương. Ngay cả trong chiến tranh lạnh, nếu không
cái “ô dù” nguyên tử Mỹ, thì làm sao Âu Châu yên tâm để phát triển.
Âu
Châu quá vội quên; khám phá ra Mỹ Châu không phải là một sự tình cờ
“Châu Âu tìm ra Châu Mỹ vì Châu Âu cần nó”, Nhưng rồi, một điều không
ai ngờ được, thoáng một cái nước Mỹ được thành lập và không lâu sau nó
đã vuột khỏi tầm ảnh hưởng của Âu Châu, khiến khối nầy ngỡ ngàng rồi
khựng lại để từ đó tìm cách khước từ và thừa nhận Mỹ như là một sản
phẩm của mình. Mỹ càng lớn mạnh chừng nào thì Âu châu càng ghét và chỉ
trích Mỹ càng nhiều chừng đó. Kể từ đó Âu châu xem Mỹ như một tên “trọc
phú” nhờ vớ được kho vàng tại Châu Mỹ mà trở giàu xụ, chứ bản chất nào
chẳng ra gì.
Suốt
hơn hai thế kỷ, Âu Châu dằn vặt, giận dỗi Mỹ không ngưng nghỉ. Thay vì
xem Mỹ là một cái gì thực, một siêu cường, một dân tộc, thì vì tính
ganh ghét đố kỵ họ xem Mỹ như là một quân mất gốc, một biểu tượng quái
dị và lố bịch và từ đó hiện tượng chống Mỹ trở thành chủ nghĩa, có luận
thuyết hẳn hòi và đủ sự kiện chứng minh. Sự kiện vừa mới đây nước Ðức
đã chơi Hoa Kỳ một vố sát ván: nước Ðức cùng một số nước Âu Châu đồng ý
giải tỏa lệnh cấm vận buôn bán vũ khí với Trung Cộng.
Ðây
là một hành động nối giáo cho giặc; thêm nanh vuốt cho một con sư tử
đang hung hãn nhảy đi kiếm mồi. Nên nhớ, một khi Trung Cộng đã tăng
thêm nanh, chắp thêm cánh để trở thành siêu cường thì nó sẽ nguy hiểm
bội phần hơn so với Liên Bang Sô Viết trước đây, vì TC đang thành công
trong việc xây dựng một nền kinh tế sản xuất, yếu tố thành công nầy
không những nuôi dưỡng TC trở nên siêu cường mà còn giúp TC bành trưởng
tư tưởng Ðại Hán khắp thế giới, đó là một cơn ác mộng cho toàn cõi Ðông
Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
Có
điều vớt vác là việc đắc cử của Tổng thống Pháp của ông Nicolas
Sarkozy, một nhân vật có lập trường thân Mỹ trong cuộc bầu cử ngày
6-5-2007 vừa qua, biết đâu có thể làm cho phong trào bài Mỹ ở Âu châu
có thể giảm bớt. Hãy chờ xem.
2-/ Từ khối Hồi Giáo cực đoan
Hiện tượng nầy được phát xuất do các nguyên nhân chính dưới dây:
Thứ
nhất: Trong suốt hơn 50 năm qua, Hoa Kỳ luôn luôn đứng bên phía lập
trường của Israel, một kẻ thù không đội trời chung với Khối Arập. Mỹ
chưa bao giờ thẳng thắng lên án Israel; ngay cả lúc Israel hoàn toàn
sai trái; Mỹ chưa bao giờ ủng hộ tiếng nói của Khối Ảrập đòi Israel rút
ra khỏi những vùng của Arập bị Israel chiếm đóng sau cuộc chiến tranh
năm 1967; ngoài ra, tại Diễn Ðàn Liên Hiệp Quốc Mỹ luôn luôn phủ quyết
bất cứ nghị quyết nào bất lợi cho Israel. Hơn nữa lại viện trợ cho
Israel quá lớn lao và liên tục; điều đó cho thấy chính sách thiên vị và
phân biệt chủng tộc của Mỹ.
Thứ
hai: Hoa Kỳ thiếu hẳn một đường lối nhất quán trong chính sách ngoại
giao. Một mặt thì cổ võ dân chủ và nhân quyền, mặt khác người Mỹ lại hỗ
trợ các chế độ độc tài nhằm giúp giữ các chế độ tiếp tục nắm quyền.
Thứ
ba: Áp dụng một chính sách hàng hai đối với các nước Ảrập. Trong lúc Mỹ
ủng hộ hết mình một số nước và đặt căn cứ quân sự như Saudi Arabia,
Qatar, Babrain, Egypt, Jordan, Morocco thì trái lại Mỹ có thái độ thù
địch với Syria, Lybia, Iraq và Iran đưa đến các trận không kích, cấm
vận và xâm lăng. Việc đặt căn cứ quân sự, hỗ trợ một số chính phủ thân
Mỹ và cuộc đánh chiếm Afganistan và Iraq mới đây nằm trong mưu đồ chiến
lược nhằm vẽ lại bản đồ các nước Ả Rập hòng tìm cách kiểm soát các mỏ
dầu hỏa, phục vụ quyền lợi Mỹ lâu dài.
Ngoài
các lý do nêu trên khiến Khối Hồi giáo chống Mỹ còn có một nguyên nhân
khác, đó chính là vấn đề tôn giáo; ngay cả trên lý thuyết cũng như về
mặt cụ thể, mâu thuẫn giữa thế giới Hồi giáo với Tây Phương gồm có Hoa
Kỳ là một mâu thuẫn hủy diệt. Hồi giáo không bao giờ chấp nhận phương
Tây theo tư tưởng Thiên Chúa Giáo, nói chung tất cả những ai tôn thờ
đấng Christ, tức Chúa Giêsu đều bị họ xem là kẻ thù chính vì thế mà các
nước Ả Rập nói chung chống Mỹ dữ dội.
3-/ Từ Châu Mỹ La Tinh:
Lịch
sử và địa lý giữa các nước Châu Mỹ LaTinh và Hoa Kỳ đã buộc chặt vào
nhau hàng thế kỷ trôi qua; có điều đặc biệt là quốc gia nào càng gần Mỹ
thì lại cảm thấy lắm phiền toái và nhiều khúc mắt hơn. Cũng vì lý do đó
mà Tổâng thống Mexico, ông Profiro Diaz có lần than thở: “Pobré Mexico,
tan lejos de Dios y tan cerca de los Estodos Unidos” (tội nghiệp cho
Mexico, quá xa Thượng Ðế nhưng lại quá gần Hoa Kỳ).
Sở dĩ có hiện tượng như vậy vì người Mỹ thường tỏ ra phân biệt đối xử và chỉ biết quyền lợi:
Thứ
nhất: Phân biết đối xử. Chính sách Mỹ thường xem các nước thuộc Châu Mỹ
La Tinh, coi nó như một loại “el patio de abás”, tức back yard là “sân
sau” của Mỹ. “Sân sau”, nói chung là nơi để ông chủ chất chứa những đồ
tế nhuyễn; nơi dùng làm chốn ăn ở của gia nhân mà Hoa Kỳ là chủ nhân
ông. Do đó tương quan giữa Hoa Kỳ và các nước Châu Mỹ La Tinh là tương
quan giữa chủ và tay sai. Cũng vì lý do đó, bất kỳ tại nơi đâu, người
Mỹ đều cố dựng nên các chế độc độc tài quân phiệt để dễ bề sai khiến,
hầu khai thác tài nguyên và lực lượng nhân công rẻ mạt để người Mỹ dễ
kiếm được nhiều lợi nhuận.
Thứ
hai: Chỉ biết quyền lợi và coi nó là trên hết, do đó chính sách Hoa Kỳ
đối với tất cả quốc gia nhược tiểu nói chung, đặc biệt với châu Mỹ La
Tinh nói riêng là chỉ tìm kiếm người và đào tạo họ trở thành tay sai
cho Mỹ, chứ không phải huấn luyện tầng lớp nầy để trở thành những người
lãnh đạo giúp dân chúng địa phương. Vì chính sách đó nên người Mỹ rất
dễ trở mặt: Khi cơm lành canh ngọt; có nghĩa là khi đám tay sai biết
vâng lời, dễ bảo và đem lại quyền lợi cho chủ nhân thì người Mỹ với bọn
lãnh đạo sẽ là “những người bạn đồng minh”.
Trái
lại khi lãnh đạo vì nặng quyền lợi bản địa mà xem nhẹ quyền lợi của chủ
nhân thì người Mỹ sẽ không nương tay, và lúc đó trở thành kẻ thù; đảo
chánh lật đổ trừng phạt là biện pháp không tránh khỏi. Việt Nam Cộng
Hòa dưới thời Tổng thống Ngô Ðình Diệm là một thí dụ cụ thể.
Ngoài
các nguyên nhân nói trên thì hiện qua sự xúi giục của Trung Cộng, Châu
Mỹ La Tinh đang tiến dần đến thành lập một khối chống Mỹ với những nước
như: Venuzuela của Huvo Chavez, Ecuador, Bolivia, Nicaragua và Cu ba,
ngoài ra họ đang cố lôi kéo Brasil vào để đẩy mạnh phong trào chống và
cô lập người Mỹ ngay tại sân sau của Hoa Kỳ.
*-/ Những “Nhược Ðiểm” và “Tử Huyệt” của Hoa Kỳ:
Theo
chuyện cổ Hy Lạp thì trong trận đánh thành Troie, Achille, một dũng
tướng vô địch, mình đồng da sắt, chỉ có bị nhược điểm là gót chân
thường được gọi “talon d’Archille”, là một “tử huyệt”; đối phương do
biết rõ yếu điểám nầy đã nhắm tên bắn vào đó khiến Archille phải tử
vong. Cường quốc Hoa Kỳ bây giờ cũng khác khác gì dũng sĩ Archille: tuy
vô địch, nhưng tứ phía bị quân thù mà đàng sau là hai cường quốc
Nga-Hoa xúi giục bao vây; ngoài ra, ngay chính bản thân cũng có rất
nhiều nhược điểm hay còn gọi là “tử huyệt”, nếu đối phương biết khai
thác, thì chỉ trong một cú có thể đánh ngã gục người Mỹ.
Dưới
đây, là những “tử huyệt” của Hoa Kỳ mà cựu tướng Victor N Corpus,
nguyên Giám đốc cơ quan Tình Báo Quân Lực Phi đã dựa theo Chang
Menxiong, một lý thuyết gia về chiến tranh hiện đại của Trung quốc để
trình bày trong luận án tiến sĩ của ông tại Kennedy School thuộc Ðại
Học Harvard.
Theo
lý thuyết gia Chang Menxiong thì Hoa Kỳ tuy là một siêu cường, nhưng
lại có rất nhiều nhược điểm, trong đó 10 “tử huyệt” mà tướng Victor N
Corpus đánh giá là vô cùng yếu, người Mỹ chỉ cần bị “điểm” trúng một
trong tử huyệt đó là có thể bị sụm. Dưới đây xin tạm nêu lên một vài
trong 10 “tử huyệt” của lý thuyết gia Chang Menxiong:
Thứ nhất: Tấn công mạch điện từ tính điện tử (Electro-Magnectic Pulse (EMP).
Hoa
kỳ vẫn luôn tự hào với hệ thống C4ISR, tức là hệ thống chỉ huy quân sự
gồm có: military command, control, communication, computers,
intelligence, surveillance and reconnaissance. Với hệ thống nầy, người
Mỹ có thể hoàn toàn tin tưởng vào khả năng phòng thủ toàn lục địa Bắc
Mỹ. Nhưng, với khả năng hiện tại của Trung Quốc và Nga, hai đối thủ
tiềm ẩn của Mỹ, thì qua cuộc thí nghiệm của Trung quốc vào 18-1-07 vừa
qua; họ đã dùng một hỏa tiễn bắn hạ thành công một hỏa tiễn khác trên
thượng tầng không khí; với khả năng nầy, nếu có sự va chạm giữa Hoa Kỳ
và Trung Quốc xảy ra, đối thủ của Hoa Kỳ chỉ cần tấn công “mạch điện từ
tính điện tử” viết tắt là EMP, bằng cách dùng hỏa tiễn ICBM (liên lục
địa) hoặc hỏa tiến bắn từ tàu ngầm SLBM, có sức nổ một megaton (l triệu
tấn TNT) ở độ cao trên 400km ở vùng Trung Hoa Kỳ như Nebraska, sẽ dìm
toàn thể lục địa Mỹ không quá một giây đồng hồ: Toàn bộ nền kinh tế Mỹ
ngưng hoạt động; kỹ nghệ và thương mãi sẽ đóng cửa; các vệ tinh nằm
trong tầm nổ EMP bị hư hại; các hỏa tiễn liên lục địa bắn từ đất thành
vô dụng trong hầm và hệ thống chống hỏa tiễn cũng chịu chung số phận.
Nói chung, xã hội Mỹ sẽ bị đẩy ngược về thời đại Trung Cổ.
Thứ hai: Tấn công điện toán (Cyber attack).
Hoa
Kỳ là một nước đứng đầu và tiên tiến nhất trong lãnh vực tin học
(IT=Information technology), Tất cả ngành kỹ nghệ, kinh doanh tài
chánh, cơ quan then chốt của chính phủ cũng như hệ thống quốc phòng đều
tùy thuộc tối đa và máy điện toán và mạng lưới của nó.
Trong
chiến lược “chiến tranh nhân dân” của Trung quốc bao gồm các chiến sĩ
IT (tin học) thì không phải chỉ có trên mấy triệu quân sĩ, mà còn cả
1.3 tỷ dân Trung Hoa. Với cái thế cộng tác chặt chẽ như hiện nay giữa
Trung quốc, Nga, Bắc Hàn, Iran, Syria và Khối Châu Mỹ LaTinh chống Mỹ,
thì một vụ tấn công điện toán vào Hoa Kỳ thực sự đáng sợ. Chỉ cần: vài
tá máy tính xách tay được dùng để dột nhập vào các cơ chế Quân Lực Hoa
Kỳ; hệ thống ngân hàng; thị trường chứng khoán; kỹ nghệ quốc phòng; hệ
thống dẫn dầu và hơi đốt và hệ thống C4ISR v.v. nếu người Mỹ không kịp
chuẩn bị sẽ bị hạ đo ván một cách dễ dàng không kịp trở tay.
Thứ ba: Tấn công hàng không mẫu hạm
Hàng
không mẫu hạm, một vũ khí chủ lực và là cột sống của Quân Lực Hoa Kỳ.
Với hỏa lực hùng mạnh, mỗi mẫu hạm được phân nhiệm để chế ngự một vùng
dài từ 1 ngàn đến 1200 hải lý. Trong tháng 6 đến tháng 8 năm 2004, Mỹ
đã một lúc tập họp 7 mẫu hạm sẵn sàng tấn công vùng biển Trung Quốc.
Ðây là một cuộc biểu dương lực lượng chưa bao giờ xảy ra. Hiện Hoa Kỳ
có 12 chiếc, trong khi đó Trung quốc mới còn nghiên cứu loại vũ khí nầy.
Với
thếÙ thượng phong của Hoa Kỳ, người Trung Hoa đã có cách hóa giải bằng
thế hạ phong: họ dùng shasshaojian, tức là “cái chùy đinh”, tiếng Anh
gọi là “Mace”, một vũ khí độc ác giết người của thời xưa chỉ cần một cú
là đánh gục đối thủ. Dưới đây các loại chùy hiện đại của TQ:
-
Chùy đinh thứ nhất: các loại hỏa tiễn tầm ngắn và trung được cải biến
từ hỏa tiễn DF 21s/CSS-5 và DF 15s, với các xe có thể dễ dàng điều động
và hướng dẫn tái nhập chỉ sai lệch 10 mét. Ở cự ly 2,500Km, mỗi chiếc
DFs/CSS-5 có thể hạ một mẫu hạm đang di chuyển chậm ngoài biển.
-
Chùy đinh thứ hai: là một loại hỏa tiễn siêu âm mach 2.5, bay nhanh hơn
một viên đạn súng trường và rất chính xác, có tầm 300Km hay xa hơn. Nếu
cần, có thể gắn đầu đạn quy ước, chống phóng xạ, tầm nhiệt hay mạch từ
tính điện tử. Hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Aegis và các loại vũ khí
phòng thủ sát cận Phalanx của hải quân Hoa Kỳ không có khả năng để đối
kháng với các loạt bắn như “mưa” của loại hỏa tiễn siêu âm nầy.
-
Hỏa tiễn thủy lôi SHKVAL hay “gió hú” của Nga chế tạo đã giao cho Trung
quốc. Là một loại hỏa tiễn ngầm dưới mặt nước. Với sức nặng 6 ngàn lbs,
tốc độ 200 knots hay 230mph; hiện Mỹ và đồng minh chưa có cách phòng
thủ nào để chống lại loại thủy lôi hình-thành-và-hủy-diệt nầy.
Ngoài
các loại nói trên, TQ có loại mìn dưới nước được đầy bằng hỏa tiễn cực
lớn nổi-từ-đáy-lên được các tàu ngầm thả theo lộ trình của các mẫu hạm;
thậm chí họ còn dùng tập đoàn máy bay chiến đấu cũ, biến thành máy bay
không người lái rồi cho nó lao xuống các mẫu hạm theo kiểu “kamikazé”
khiến cho hàng ngàn thủy thủ phục vụ trên các mẫu hạm không có cơ hội
sống sót.
Thứ tư: Tấn công đồng đô la
Một
trong các rường cột chống đỡ cho Hoa Kỳ và vừa để chế ngự kinh tế thế
giới là đồng đô la, nó được xem như một loại tiền tệ ưu tiên dự trữ.
Ngân hàng các nước phải lo tích trữ để mua dầu và hàng hóa khác bằng đô
la của Mỹ mà thôi.
Tuy
nhiên phải xác nhận, sức mạnh kinh tế nầy là một con dao hai lưỡi, nó
có thể trở thành nhược điểm của Hoa Kỳ. Thí dụ cụ thể, một sự từ bỏ
đồng đô la, chuyển qua sử dụng đồng Euro hay một thứ tiền khác sẽ tạo
cho thị trường tuột giá tự do, khiến nền kinh tế Mỹ té nhào.
Xin
lưu ý, đến cuối tháng 6 năm 2006, Trung quốc đã vượt qua số dự trữ
ngoại tệ được trên 1,000 tỷ đô la, một sự kiện đầy kinh ngạc lần đầu
tiên trong lịch sử kinh tế thế giới. Một khi Trung quốc đồng ý với Nga,
Iran cùng các nước chống Hoa Kỳ ở Châu Mỹ La Tinh và Phi Châu, họ quyết
định chuyển phần lớn số dự trữ đồng đô la qua đồng Euro, Yen hay vàng
làm cho ngân hàng trung ương các nước bắt chước rập khuôn sẽ gây kinh
hãi cho người Mỹ biết chừng nào vì mấy ai muốn giữ một số ngoại tệ như
đồng đô la bị nhanh chóng mất giá. Ngoài ra, nguy cơ sụp đổ đồng đô la
cũng do sự thâm thủng chồng chất hiện nay tăng vọt như hỏa tiễn tới $
3,500 tỷ đô la tính đến Quý 4 năm 2005.
Trên
đây người viết chỉ xin sơ lượt trình bày qua một số nhược điểm hay tử
huyệt mà Hoa Kỳ phải đối đầu trong những ngày tháng sắp tới. Chắc chắn
các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã tiên liệu và sẽ tìm phương pháp hóa
giải. Tuy nhiên, “tri dị hành nan”, biết mà liệu có làm được không đó
là vấn đề.
Ðể
mong thụ hẹp các nhược điểm sẵn có, người Mỹ hãy nên kiên nhẫn hơn, tự
xét lại đường lối từ trước: bỏ tính độc tôn, ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền
lợi mình mà sẵn sàng hy sinh quyền lợi người khác; cần nhất, nên công
bằng với những ai từng ở chiến tuyến với mình và đừng có thái độ phũ
phàng như trường hợp ông cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Rumfeld, vì muốn
được lòng bọn CSVN đã thóa mạ Việt Nam Công Hòa cũ; y nói VNCH là một
quốc gia thiếu luật lệ, không có hiến pháp vì thế mà mất chính nghĩa
nên thiếu tinh thần chiến đấu mà thua trận.
Nếu
người Mỹ tự sửa chữa và kịp thời giải đáp các câu đố và có đáp số, thì
Hoa Kỳ sẽ có thể tiếp tục nắm vai trò lãnh đạo thế giới, như ông
Mortimer Zuckerman trong một bài tham luận nổi tiếng “A Second American
Century” viết trên tạp chí Foreign Affairs tháng 5-6- 1998:”Thế kỷ thứ
18 chịu ảnh hưởng của Pháp, thế kỷ 19 của Anh và thế kỷ 20 của Hoa Kỳ.
Thế kỷ 21 cũng sẽ là thế kỷû của Hoa Kỳ nốt.
Hãy chờ xem.
Phùng Ngọc Sa.
(1) American Primacy in Perspective, Foreign Affairs, July-August 2002.
(2) Tạp chí Cách Mạng số 25 tháng 12 năm 2001.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét